Zalo

Truy xuất nguồn gốc nông sản, sức bật cho Hợp tác xã Việt Nam

Chủ nhật - 05/09/2021 09:58
Ứng dụng truy xuất nguồn gốc thông qua dán tem, mã QR code lên sản phẩm nông sản là một giải pháp để hợp tác xã sản xuất nâng cao uy tín, khẳng định, thương hiệu sản phẩm của chính mình. Để các hợp tác xã áp dụng hiệu quả trên thực tế lại là một câu chuyện khác do cần nhiều cả những giải pháp đồng bộ từ cả các cơ quan quản lý.
3  T3   1107   Truy xuất nguồn gốc nông sản  sức bật cho Hợp tác xã Việt Nam (1)
3 T3 1107 Truy xuất nguồn gốc nông sản sức bật cho Hợp tác xã Việt Nam (1)
Theo khảo sát thực tế người tiêu dùng Việt Nam cho thấy 49% quan tâm đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, 47% muốn tra cứu nhưng không có đủ thông tin, 74,8% cho rằng rất khó để truy xuất nguồn gốc hàng hóa (Bộ Công Thương)
Với ý thức và sự quan tâm về thông tin sản phẩm cho thấy đòi hỏi hợp tác xã phải nhanh chóng minh bịch toàn quy trình sản xuất thông qua những ứng dụng như truy xuất nguồn gốc.

Còn nhiều bất cập trong ứng dụng
Điển hình là trường hợp hợp tác xã thanh long Hàm Thuận Nam tại Bình Thuận đã tiến hành ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc. Nhờ vậy mà việc quản lý gần 300 hộ thành viên và 280 ha thanh long nằm trải dài trên địa bàn 9 xã của HTX trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Không ngừng lại ở đó, hợp tác xã còn dễ dàng hơn khi giới thiệu quy trình sản xuất đến đối tác, người tiêu dùng. Từ mô hình của hợp tác xã này cho thấy, không chỉ mang lại hiệu quả về việc minh bạch quy trình sản xuất sản phẩm mà còn tiết giảm nhiều chi phí, nhân lực, vật lực; điển hình như nếu như trước đây, 1 container từ 3-4 giờ để thông quan thì khi thực hiện truy xuất nguồn gốc giảm xuống chỉ còn khoảng 3-5 phút.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc trên thực tế nông sản gặp không ít bất cập. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến chính là do chi phí sản xuất tem tương đối lớn làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm đã được truy xuất nguồn gốc, nên nhiều hợp tác xã chưa mặn mà. Hơn nữa, bên thứ 3 (đơn vị cung cấp mã QR) phần lớn đều có tham gia vào hoạt động truy xuất nguồn gốc  nên khó tránh khỏi sai sót trong quá trình tích hợp dữ liệu lên hệ thống. Dẫn đến, hợp tác xã cũng không chủ động quản lý thông tin.

Để làm rõ thêm cho lý do về chi phí tem truy xuất nguồn gốc, đại diện một đơn vị hợp tác xã nông nghiệp tại Hà Nội cho biết việc dán tem  khiến chi phí sản xuất tăng 10-15%, nhưng lượng tiêu thụ bản thân của hợp tác xã vẫn còn nhỏ lẻ nên nên chưa đủ bù chi phí đầu tư. Ví dụ việc dán tem truy xuất nguồn gốc lên sản phẩm ra làm phát sinh chi phí, kết quả đội giá thành sản phẩm lên từ 1-2 nghìn đồng/kg rau.

Về việc sai sót khi nhập dữ liệu, các hộ sản xuất nông sản chủ yếu thực hiện việc ghi chép nhật ký sản xuất thủ công và phải nhập nhiều lần mới đủ để xuất mã tem. Trình độ còn hạn chế của nhiều hộ sản xuất dẫn đến khâu ghi nhật ký sản xuất vẫn còn bất cạp. Hiện nay, nhiều HTX chưa thông tin được toàn bộ quy trình sản xuất, nuôi trồng theo chuỗi giá trị, chỉ mới dừng lại làm rõ địa chỉ, tên sản phẩm, thời gian sản xuất.

Giải pháp để truy xuất không chỉ dừng ở phần ngọn

Truy xuất nguồn gốc là xu hướng và là yêu cầu bắt buộc để nông sản, thực phẩm các hợp tác xã được cung ứng ra thị trường. Với yêu cầu thị trường ngày càng khắt khe, cùng việc tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng đòi hỏi việc truy xuất nguồn gốc phải thật sự bài bản. Đối với các hợp tác xã, trước tiên cần trang bị kiến thức về công nghệ cần thiết, các sử dụng thiết bị hỗ trợ thông minh... Đồng thời cần tăng cường công tác tập huấn, đưa ứng dụng công nghệ vào quản lý truy xuất nguồn gốc từ các cơ quan quản lý đối với các hợp tác xã.

Về phía hợp tác xã cho rằng cần được các cơ quan quản lý Nhà nước cần hỗ trợ thêm về thiết bị: máy in, phôi tem để thực hiện in tem tại chỗ mà không cần phụ thuộc vào đơn vị cung cấp. Như vậy sẽ hạn chế thông tin thiếu tính kiểm chứng, hay dán nhầm, gây lãng phí.

Từ nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp cho thấy thì có đếm 95% các sản phẩm đang được bày bán tại các siêu thị sử dụng tem điện tử có gắn QR code và được quảng bá ứng dụng truy xuất nguồn gốc, nhưng chỉ dừng lại ở việc truy xuất thông tin cơ bản và không có sự chuẩn hóa về nội dung và hình thức, chưa gắn với hoạt động quản lý và chưa có chiều sâu về mặt dữ liệu, qua từng công đoạn từ khâu sản xuất đến chế biến và phân phối ra thị trường. Nếu các thông tin thiếu cảm chứng, thiếu liên kết với các cơ quan quản lý khi xảy ra sự cố về sản phẩm đối với người mua hàng các cơ quản quản lý không thể yêu cầu đơn vị hợp tác xã truy xuất ngược thông tin bằng chính hệ thống truy xuất nguồn gốc của họ.

Các hoạt động quản lý nhà nước mà các hợp tác xã cần liên kết, điển hình như  hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, hệ thống quản lý chương trình OCOP, hệ thống quản lý dữ liệu địa phương (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể...), các cổng thông tin truy xuất nguồn cấp tỉnh/cấp quốc gia. Nhờ đó phát huy được tính hiệu quả từ hệ thống truy xuất nguồn gốc; đồng thời thực hiện truy xuất đúng và đủ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính các hợp tác xã nông nghiệp và cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
-------------------------------------------------------------
Chi tiết liên hệ
Địa chỉ: Số 34 đường B8, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Điện thoại: 0939 868 768
Email: ocheck.truyxuat@gmail.com
Website: http://truyxuatnguongoc.org
Facebook: https://www.facebook.com/Truyxuatnguongocvn

#truyxuatnguongoc  #truyxuatnguongocnongnghiep #truyxuatnguongocthucpham #truyxuatnguongocCanTho #truyxuatnguongoccaylua #truyxuatnguongoccaytrong #truyxuatnguongocVietNam
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay256
  • Tháng hiện tại3,771
  • Tổng lượt truy cập2,746,041