Những tiêu chuẩn cần biết truy xuất nguồn gốc thủy sản Việt Nam
Chủ nhật - 05/09/2021 11:15
Hiện trạng của ngành tại Việt NamLà ngành chủ lực của Việt Nam, đóng góp hàng triệu đô la và có mức tăng trưởng ngày càng cao. Dù đã có sự kiểm soát và nâng cao từng bước về chất lượng nhưng trong thời gian vừa nhiều sản phẩm thủy sản Việt Nam bị cảnh báo và trả về từ một số thị trường, gây nên hệ lụy không hề nhỏ. Giải pháp truy xuất nguồn gốc là giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này.
Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Là khả năng theo dõi trên một đơn vị sản phẩm thủy sản quatừng công đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất: Từ nguồn giống, đến địa điểm trang trại chăn nuôi, quá trình chế biến thành thành phẩm, phương thức vận chuyển và khi được phân phối đến thị trường và trưng bày, kinh doanh đến người tiêu dùng.
Truy xuất nguồn gốc thủy sản hiện nay tại Việt Nam Nguồn thủy sản Việt Nam khá dồi dào nhờ đường bờ biển trải dài và môi trường sống đa dạng, nên không những đảm bảo nguồn thủy sản cung cấp cho người dân trong nước mà còn tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thị trường quốc tế được phát triển hơn. Chủ yếu thủy sản Việt Nam được xuất khẩu vào châu Âu. Đây là một trong những thị trường tiêu thụ lớn song lại có tiêu chuẩn nhập khẩu vô cùng khắt khe, đòi hỏi an toàn thực phẩm rất cao. Các đối tác nhập khẩu Châu Âu lo ngại lớn nhất vi phạm chỉ số an toàn về kim loại nặng. Trong 3 năm (2016 - 2018) đã hơn 333 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo và trả về do mất an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượngdo có chứacác chất độc hại vượt hàm lượng cho phép hoặc bị cấm không được sử dụng trong thực phẩm. Truy xuất nguồn gốc thủy sản vì vậy luôn là vấn đề được quan tâm và cần thiết được triển khai từ sớm. Điều này đặt ra yêu cầu các cơ sở xuất, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và cung cấp thủy sản phải vô cùng kỹ lưỡng việc xây hựng môi trường nuôi, nguồn nước, nhiệt độ, khí hậu, chế độ thực ăn cho thủy sản.
Truy xuất này sẽ giúp các cơ sở, doanh nghiệp nâng cao và có ý thức hơn trong việc chăm sóc thủy sản tốt, đảm bảo đúng quy định an toàn thực phẩm của thế giới; tránh việc thủy sản bị nhiễm độc dẫn đến không đạt quy chuẩn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp có thể quản lý nội bộ, kiểm soát chất lượng tốt hơ và phù hợp với yêu cầu của nhiều thị trường quốc tế khó tính.
Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tại thị trường Mỹ Luật ban hành của Mỹ nhằm để đảm bảo sự an toàn thực phẩm, nguồn cung cấp thực phẩm và thiết lập mức độ bảo vệ thể hiện rõ sự phân chia quyền lực, dựa trên cơ sở khoa học và mang cách tiếp cận phòng ngừa rủi ro: Luật An ninh y tế, Luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm, Luật sửa đổi về an toàn thực phẩm, Đạo luật Nông trại .
Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tại thị trường EU Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của EU được chia thành 3 loại: Quy định, Chỉ thị và Quyết định theo 5 khía cạnh cần thiết trong hệ thống truy xuất nguồn gốc là an toàn thực phẩm, tính bảo mật, chất lượng thực phẩm và ghi nhãn, quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo phát triển bền vững.
– EC178 ngày 28/01/2002
– EC2605 ngày 22/11/2001
– EC853ngày 29/4/2004
– EC854ngày 29/4/2004
– EC882ngày 29/4/2004
– EC404 ngày 8/4/2011
– EC1379ngày 11/12/2014
Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc tại thị trường Nhật Bản Việc quản lý truy xuất nguồn gốcđược dựa trên Luật vệ sinh thực phẩm, Luật an toan thực phẩm cơ bản, Luật về Tiêu chuẩn và Ghi nhãn và các luật khác liên quan.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính cần tìm hiểuvề thủ tục xuất khẩu, yêu cầu, quy chuẩn của các thị trường để việc thông quan dễ dàng hơn. ------------------------------------------------------------- Chi tiết liên hệ Địa chỉ: Số 34 đường B8, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ Điện thoại: 0939 868 768 Email: ocheck.truyxuat@gmail.com Website: http://truyxuatnguongoc.org Facebook:https://www.facebook.com/Truyxuatnguongocvn